Tham khảo Hải Triều, Tiên Lữ

  • Tập Bản đồ hành chính Việt Nam (administrative atlas), nhà xuất bản Bản đồ.
  • Cuốn Tên làng xã Việt Nam cuối thế kỷ 19.
  • Tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trung tâm tàng trữ thư tịch và tài liệu Hán - Nôm lớn nhất nước ta hiện nay, với 5038 đầu sách và khoảng 30.000 đơn vị tư liệu. Kho sách này là nguồn tư liệu quý hiếm, đang được bảo quản đặc biệt còn đang lưu giữ cuốn Nguyễn tộc nguyên lưu phả hệ lược thuyết, có liệt kê tên, hiệu, quan tước, ngày kỵ húy, giỗ chạp…của họ Nguyễn ở tỉnh Hưng Yên.
  • Ở xã Hải Triều (xưa là xã Quốc Trị) đang có 43 dòng họ cùng sinh sống, hiện còn có nhiều ngôi nhà thờ họ cổ. Đơn cử như nhà thờ họ Nguyễn ở xóm Thần, thôn Triều Dương vừa được dòng họ tôn tạo lại và sẽ khánh thành vào ngày 10/3 âm lịch năm Bính Thân 2016 tới. Đây chính là Dương trạch quan trọng của những người mang họ Nguyễn của cụ Cao Cao Tổ Nguyễn Quý Công. Hàng năm, họ đều phải về cúng giỗ tổ tiên tại nhà thờ họ theo phong tục của người Việt Nam. Tìm hiểu về ngày thờ cúng Tổ của dòng họ này thì trước đây, dòng họ có tục lệ cúng Tổ vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm. Ngày đó, con cháu các nơi tụ hội về và được gọi là ngày Xuân Tế của dòng họ tại nhà thờ Tổ. Khoảng 30 năm trở lại đây, ngày Xuân Tế của dòng họ con cháu về ít hơn bởi công việc. Kể từ ngày Chính phủ quyết định cho nghỉ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3, dòng họ đã quyết định tổ chức ngày họp họ là 10-3 âm lịch và 2 năm tổ chức 1 lần để ngày đó con cháu được nghỉ xum vầy về đông đủ tại nhà thờ Tổ của dòng họ. Việc đó của dòng họ Nguyễn gốc ở xóm Thần, thôn Triều Dương xưa cũng chính là tồn 1 giá trị văn hóa của dân tộc cần khơi dậy. Cũng từ những lần họp họ, thấy ngôi nhà thờ Tổ cổ xưa đã quá xuống cấp, con cháu các nơi đã tham gia cùng bàn bạc việc tôn tạo, xây dựng lại ngôi nhà thờ Tổ trên nền đất cũ theo đúng nguyên kiến trúc cũ, chỉ nâng cao nền lên. Đây là ngôi nhà thờ họ cổ được trùng tu, tôn tạo lại đã đẹp nhất ở xã Hải Triều.
  • Chuẩn bị khánh thành nhà thờ Tổ họ Nguyễn, xuân Bính Thân 2016 này, con cháu họ Nguyễn đã đưa 1 cây mai vàng Yên Tử quý về trồng tại sân nhà thờ họ tại xóm Thần, thôn Triều Dương, xã Hải Triều. Đây là loài hoa quý tương truyền hơn 700 năm trước, vua Trần Nhân Tông lên Yên Tử tu hành đã trồng loài hoa này trên cả dải núi Yên Tử cùng với những cây tùng...Hiện tại, giống cây mai vàng Yên Tử đã mang lại giá trị kinh tế cho nhân dân vùng núi của TX Đông Triều và TP Uông Bí của tỉnh Quảng Ninh. Chắc chắn mùa xuân 2017, cây mai vàng Yên Tử ở nhà thờ Tổ họ Nguyễn đã có trên 10 năm tuổi sẽ nở khoe sắc hoa vàng và tỏa hương thơm trên đất Hải Triều. Từ những bông hoa đó kết quả và cho hạt, mùa hè 2017, những hạt giống đó sẽ chín và thu lại để gieo giống cây mai con để phát triển được thêm những cây mai vàng Yên Tử trên đất Hải Triều để mang lại giá trị kinh tế cho người dân nơi đây.
  • Chùa Triều Dương (Hưng Phúc tự) ở xã Hải Triều, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) đã được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ VHTT&DL) xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia từ năm 2004. Từ đó đến nay, di tích này đã xuống cấp nghiêm trọng. Ở xã Hải Triều, hiện có 2 di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia là đình Triều Dương được công nhận năm 1999 và chùa Triều Dương được công nhận năm 2004. Đây là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của đại bộ phận nhân dân địa phương, nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng chủ yếu của người dân. Đền là công trình kiến trúc nghệ thuật là di tích lịch sử- văn hoá thờ Chiêu Công người có công giúp vua Thục đánh giặc Triệu bảo vệ đất nước. Ngôi đền được trùng tu vào đời Nguyễn (vua Thành Thái). Trong nhiều năm qua,  sự đóng góp công đức của nhân dân và của con em đi sinh sống làm ăn nơi xa đã góp phần tu sửa được ngôi đền. Gần đó, chùa Triều Dương (Hưng Phúc tự), ngôi chùa cổ thờ Phật hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, những cây nhãn cổ thụ trong vườn chùa nay đã già cỗi và đang có nguy cơ chết dần. Ngôi chùa cổ chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của làng quê từ hư hỏng nhẹ, thiếu sự quan tâm tu bổ có chuyên môn đã dẫn đến hư hỏng nặng. Thiết nghĩ hiện nay việc tôn tạo chùa Triều Dương là đòi hỏi cấp thiết, tránh nguy cơ di tích bị sụt, đổ. Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cần chủ động khảo sát, đánh giá chính xác hiện trạng của di tích chùa, trên cơ sở đó hướng dẫn sư trụ trì và các phật tử làm thủ tục xin phép tôn tạo di tích đúng theo các quy định của pháp luật. Nguồn vốn để thực hiện tôn tạo di tích từ đóng góp của các phật tử và sự hỗ trợ của ngân sách địa phương để người dân phát huy giá trị của di sản. Việc sớm được tu bổ, tôn tạo sẽ giúp người dân địa phương tiếp tục phát huy, gìn giữ bảo tồn các giá trị văn hóa tâm linh, tạo thành sức mạnh của cộng đồng trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Bài viết tỉnh Hưng Yên, Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.